I. Các tiêu chuẩn thiết kế bắt buộc áp dụng hiện nay:
1) Tiêu chuẩn Bộ Xây dựng:
1. Tiêu chuẩn việt nam TCVN 3978: 1984 Trường học phổ thông - Tiêu chuẩn thiết kế thi công xây dựng trường học.
2. TCVN 5713 : 1993 - Phòng học trường phổ thông cơ sở - Yêu cầu vệ sinh học đường
2) Tiêu chuẩn Bộ Giáo dục và đào tạo:
1. Quyết định 32/2005/QĐ-BGD&ĐT: Về việc ban hành Quy chế công nhận trường tiểu học chuẩn quốc gia.
2. Quyết định 1221/2000/QĐ-BYT về việc ban hành Quy định về vệ sinh trường học.
3. Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
4. Quyết định số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT.
3) Tiêu chuẩn khác
1. Nhà hiệu bộ trong trường học cần tuân theo Quyết định số: 147/QĐ-TTG ngày 15/07/1999 và Quyết định số: 260/QĐ-TTG ngày 20/09/2006 về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại cơ quan nhà nước như: thi công bệnh viện, thi công xây dựng trạm y tế,...
II. Yêu cầu thiết kế bắt buộc:
1) Số lượng học sinh: Tỷ lệ % học sinh bán trú là bao nhiêu? Tỷ lệ này tùy thuộc vào thực tế địa phương (nông thôn-thành thị) thường từ 20-30% (đối với khu vực nông thôn) và 100% (đối với khu vực thành thị: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…) trên tổng số học sinh toàn trường.
2) Các chức năng bắt buộc dành cho việc học và quản lý (nhà học, nhà hiệu bộ…) được thiết kế theo tiêu chuẩn Bộ Xây dựng và Bộ Giáo dục và đào tạo.
3) Các không gian phục vụ công tác bán trú bao gồm: bếp, nhà ăn, khu nghỉ trưa cho học sinh, khu nghỉ cô nuôi, kho... Trong đó, có hai không gian phục vụ yêu cầu này đặc biệt cần chú ý khi thiết kế là Khu bếp +phòng ăn và Khu vực nghỉ trưa.
· Khu vực nghỉ trưa:
Đối với các trường Tư thục có bán trú tùy vào chiến lược đào tạo, khả năng tài chính, đối tượng đào tạo... mà các không gian này có thể thiết kế độc lập theo tiêu chuẩn KTX (tham khảo Tiêu chuẩn 4602:1988) hoặc các tiêu chuẩn cao hơn nữa.
Đối với các trường sử dụng vốn Ngân sách khó có thể xây được khu KTX độc lập (mặc dù theo điều lệ Trường tiểu học do Bộ giáo dục ban hành hoàn toàn có thể có), do đó khi thiết kế cần phải thiết kế, tổ chức không gian này cho phù hợp:
+ Trong thực tế, Khu vực nghỉ trưa được khuyến khích một cách bắt buộc (khi phê duyệt tại các sở ban ngành): sử dụng luôn phòng học, lớp nào nghỉ trưa tại lớp đó. Hiện nay, khi sử dụng các lớp học làm chỗ nghỉ trưa đã có loại bàn kết hợp thành gường ngủ cấu tạo: bàn liền ghế, mặt bàn có 2 lớp khi học gập vào, khi ngủ mở ra dựa lên tựa lưng ghế thành giường ngủ. Kích thước: 800x1100x600 và một số mẫu tương tự khác.
Mẫu bàn ghế bán trú Hòa Phát
(Mô hình này thì hiện nay các trường tại Hà Nội đều áp dụng cho các trường học 2 buổi/ngày. Thực tế, mô hình này chỉ là tận dụng diện tích có sẵn để đáp ứng yêu cầu học theo kiểu 2 buổi/ngày vì không thể mở rộng được diện tích đã có. Và mô hình ăn và ngủ như vậy học sinh tiểu học khi ăn và ngủ rất không thoải mái, mất vệ sinh học đường dẫn đến học buổi chiều không tập trung và mệt mỏi.Trong tương lai, mô hình này không nên khuyến khích áp dụng với các trường học xây mới ở khu vực có đất tương đối rộng rãi như các khu đô thị mới hoặc các khu vực đô thị mật độ thấp. Các cơ quan ban ngành soạn thảo tiêu chuẩn cần lưu ý để thay đổi cho phù hợp hơn).
+ Cần thiết kế nhà kho để đựng chăn màn liền với khu nghỉ, diện tích khoảng 0.2-0.5m2/học sinh bán trú.
· Khu nhà ăn:
Hiện nay, khi phê duyệt các dự án xây dựng trường tiểu học bán trú, các sở ban ngành chưa khuyến khích nên xây nhà ăn riêng sẽ lãng phí mà nên kết hợp với nhà đa năng hoặc trong trường hợp đặc biệt nếu hạn chế về kinh phí có thể cho các cháu ăn ngay tại lớp. Trong trường hợp đó cần tăng số chậu rửa (hoặc thiết kế khu rửa tay cho các cháu)
· Khu nhà bếp
Bao gồm các phần: kho chứa các loại lương thực thực phẩm, bộ phận gia công (Thô-kỹ, nấu, rửa bát đĩa...), nơi soạn phục vụ bàn.
Vị trí xây dựng bếp nên ở gần khu ăn, bố trí cuối hướng gió và nơi khuất... đặc biệt lưu ý đến nơi để bình ga hoặc nồi hơi (nếu có) phải bảo đảm an toàn cháy nổ và phải bố trí riêng biệt. Cần có khu vực xử lý rác thải sinh hoạt. Nên có hành lang cầu liên thông.
Số lượng phục vụ suất ăn bảo đảm 100% số học sinh bán trú. Tham khảo thêm tiêu chuẩn nhà ăn công cộng.
4) Về quy hoạch tổng mặt bằng trường có một số lưu ý:
Nên thiết kế đường giao thông xung quanh trường vừa bảo đảm yêu cầu phòng cháy vừa làm đường chạy cho môn học thể chất.
Không nên bố trí bồn cây ngay sát lớp học để tiện cho công tác vệ sinh....
Về hình thức kiến trúc cần thống nhất, kiến trúc chủ đạo lấy kiến trúc nhà học.
Thông thường dân KTS có quan niệm thiết kế trường học là dễ xong để có một ngôi trường đẹp, công năng hợp lý là rất khó...
Theo: bmktcn.com / Thi công xây dựng spa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét