Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Thủ tục xin phép xây dựng ngôi miếu ở thôn

Cơ sở pháp luật:

Luật Di sản văn hóa 2001. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH-QH11. Luật Di sản văn hóa 2009 sửa đổi. Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo.

Nội dung phân tích:

Đầu tiên, cần phải làm rõ công trình tín ngưỡng và công trình tôn giáo nào thuộc diện phải xin giấy phép xây dựng khi xây dựng mới. Theo Điều 34 Nghị định 92/2012/NĐ-CP thì:

"Điều 34. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải xin cấp giấy phép xây dựng

thu-tuc-xin-phep-xay-dung-ngoi-mieu-o-thon

1. Công trình tín ngưỡng là những công trình như: Đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ và những công trình tương tự khác.

2. Công trình tôn giáo là những công trình như: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo."

Xin cấp phép xây dựng ngôi miếu trên địa bàn thôn của bạn thuộc diện cần xin giấy phép xây dựng.

Trình tự thực hiện như sau:

a) Bước 1: Phòng Nội vụ các huyện, thị xã tiếp nhận và xem xét cụ thể Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo với số lượng và thành phần như sau:


- Số lượng: 03 bộ;

- Thành phần hồ sơ gồm:

+ Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (mẫu kèm theo);

+ Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: các bản vẽ thiết kế thể hiện vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng và mặt cắt móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước thải, nước mưa. Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có giấy phép xây dựng thì phải chụp hiện trạng công trình;

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (có công chứng);

+ Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của tổ chức giáo hội cấp trên.

b) Bước 2: Sau khi xem xét tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ, Phòng Nội vụ có ý kiến (đồng thuận hay không đồng thuận) bằng văn bản trình Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ xem xét; chủ đầu tư trực tiếp nhận lại và nộp cho Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ văn bản của Phòng Nội vụ và 03 bộ hồ sơ đính kèm;
c) Bước 3: Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ, trong thời gian không quá 10 ngày làm việc sẽ xem xét và có ý kiến trả lời chủ trương bằng văn bản cho Phòng Nội vụ và chủ đầu tư;

- Sau khi tiếp nhận Phòng Nội vụ sẽ lưu trữ một bộ hồ sơ, đồng thời giao trả 02 bộ hồ sơ còn lại cho chủ đầu tư, với thành phần mỗi bộ hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở;

thu-tuc-xin-phep-xay-dung-ngoi-mieu-o-thon

- Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: các bản vẽ thiết kế thể hiện vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng và mặt cắt móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước thải, nước mưa. Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có thì phải chụp hiện trạng công trình;

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (có công chứng);

- Văn bản trả lời của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ.

d) Bước 4:

- Xin giấy phép xây dựng nếu được sự chấp thuận của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ, tùy theo quy định của UBND cấp huyện, chủ đầu tư nộp toàn bộ 02 bộ hồ sơ nêu trên tại bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả thuộc UBND các huyện, thị xã hoặc tại Phòng Công thương huyện (hoặc Phòng Quản lý đô thị Thị xã) để được xem xét cấp giấy phép xây dựng theo quy định.

- Sau khi UBND cấp huyện ra văn bản cấp giấy phép xây dựng, đề nghị gửi các nơi nhận như sau: Chủ đầu tư; Sở Xây dựng; Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ; UBND cấp xã nơi xây dựng công trình để biết và lưu hồ sơ.

Theo: Luatminhkhue.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét